Nếu như chỉ nhìn thoáng qua thì chúng ta thấy Cầu Long Biên không khác gì so với những cây cầu khác. Thậm chí là nhìn cũ kỹ hơn, lâu năm hơn. Nhưng ít ai có thể biết được sự ra đời của Cầu Long Biên. Trong giai đoạn lịch sử đầy bi ai, hào hùng của Việt Nam Cầu Long Biên mà một minh chứng rõ nhất. Chính vì thế cầy cầu được gắn liền với cái tên “ Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử “
Vậy nên khi đi du lịch Hà Nội thì du khách không thể bỏ qua Cầu Long Biên, khi đứng trên cầu thì bạn có thể quan sát được trọn vẹn Thủ Đô Hà Nội. Cầu Long Biên đẹp nhất về đêm. Sẽ thật tiếc khi bạn đi các điểm du lịch Hà Nội mà lại không thăm quan cây cầu này. Khi tới tham quan ở đây thì bạn cũng đừng quên lưu giữ lại vài ba kiểu ảnh ở đây nhé. Bạn sẽ thấy được một vẽ đẹp uy nghi đầy cổ kính, một vẽ đẹp được kết hợp hài hòa giữa Pháp và Việt Nam.
Những thăng trầm trong lịch sử của Cầu Long Biên
Cầu Long Biên lúc thực dân Pháp cai trị
Đây là cây cầu có tuổi đời hơn một thế kỷ gần 120 năm tuổi và được xây dựng từ thời Pháp thuộc vào những năm 1899 đến năm 1902 do công ty Daydé-Pillé của Pháp thiết kế. Nó vẫn còn sống sót sau Chiến tranh Việt Nam và sau nhiều lần bị ném bom. Đây chính là cây cầu thép đầu tiên tại Hà Nội do công nhân Việt Nam xây dựng lên. Cây cầu bắc qua Sông Hồng và được thông xe vào năm 1902, dài hơn 1.691m, có đường sắt ở giữa và hai bên là đường bộ. Cây cầu này được đặt theo tên của Paul Doumer, toàn quyền của Frans ở Đông Dương và là tổng thống Pháp từ ngày 13 tháng 6 năm 1931 cho tới khi ông bị ám sát ngày 7 tháng 5 năm 1932. Mãi cho tới năm 1954 thì người Việt Nam mới hoàn toàn đánh bại được quân Pháp trong trận chiến Điện Biên Phủ, lúc đấy cây cầu mới được đổi tên là Cầu Long Biên. Cây cầu đã trở thành di tích lịch sử đẹp nhất Hà Nội.
Dụng ý sâu xa của thực dân Pháp khi xây dựng cây cầu đó chính là lợi dụng để khai thác thuộc địa. Từ khi cây cầu được hoàn thành thì thực dân Pháp có thể dễ dàng di chuyển từ Hà Nội tới các tỉnh lân cận của phía Bắc. Thực dân Pháp đã phá bỏ bến phà đường sông sau khi hoàn thành cây cầu. Đồng thời thì việc di chuyển, giao thương buôn bán của người dân Bắc Kỳ cũng được diễn ra trên cây câu trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Sau đó thì chiến tranh Việt Nam đã bùng nổ trong những năm ( 1955-1975 ). Trong quá trình chiến tranh thì người Mỹ đã không ít lần ném bom nhằm phá hoại cây cầu qua các cuộc công kích, vì đây chính là vị trí trọng yếu nối liền hai thành phố lớn nhất miền Bắc Việt Nam là Hà Nội và Hải Phòng. Trong những cuộc oanh tạc trên không thì có rất nhiều bộ phận của cây cầu đã bị hư hại và phá hủy. Nhưng sau mỗi lần bị đánh bom những phần bị hư hại lại được xây dựng và hồi phục lại. Tổng cộng đã có 14 lần cây cầu bị ném bom và hầu hết các nhịp cầu đã bị phá hủy.
Cầu Long Biên ngày nay
Sau chiến tranh cho đến nay thì cây cầu vẫn được sử dụng. Các cây cầu đã được chính phủ sửa chữa trong Chiến tranh Việt Nam vẫn còn được sử dụng. Cây cầu đã được loại bỏ đi một số tính năng không thích hợp với xã hội hiện đại và thay vào đó chính là sự cải tạo hệ thống giao thông trên cầu. Nhằm đảm bảo sự an toàn cho những người đi lại trên cầu.
Sau cây Cầu Long Biên thì không biết đã có bao nhiêu cây cầu nữa mọc lên. Ví dụ như: Cầu Thăng Long, Cầu Chương Mỹ, Cầu Vĩnh Tuy, Cầu Thanh Trì, Cầu Nhật Tân và đây cũng được xem là những điểm du lịch Hà Nội. Nhưng mà không một công trình nào có thể vượt qua được về kiểu dáng cũng như là cách thiết kế vượt thời gian như Cầu Long Biên. Đây chính là cây cầu vượt qua hai thế kỷ.
Cây cầu này vẫn giữ được đường sắt xe lửa ở chính giữa. Nay đã được cải tạo thành đường sắt dành cho tàu hỏa. Hai bên cầu chính là phần đường dành cho người đi bộ và các phương tiện giao thông khác. Ví dụ như là xe đạp, xe máy hay ô tô. Giao thông qua lại trên Cầu Long Biên rất thông thoáng và ít khi xảy ra tình trạng tắc đường.
Cầu Long Biên không chỉ đơn thuần là một con đường để di chuyển mà nó đã trở thành chứng nhân lịch sử vô cùng quý giá.
Chứng nhân lịch sử
Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử quan trọng bởi nó gắn bó với những thăng trầm trong lịch sử cùng với nhiều sự kiện đáng nhớ của Hà Nội. Đặc biệt chính là hình ảnh của những tên lính viễn chinh Pháp cuối cùng đã rút khỏi Hà Nội qua cầu Long Biên và bộ đội ta đã tiến vào để tiếp quản Thủ Đô theo hiệp định Geneve. Chế độ cai trị của thực dân Pháp tại Việt nam đã chính thức chấm hết vào ngày 10/10/1954.
Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, cầu Long Biên chính là cây cầu duy nhất chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt từ cảng Hải Phòng và từ đường biên giới phía Bắc đi về Hà nội và tỏa đi các nẻo đường để chi viện cho chiến trường Miền Nam, chính vì thế mà cây câu đã trở thành trọng điểm đánh phá của không quân Mỹ. Từ năm 1965 – 1972 cây cầu đã bị máy bay Mỹ ném bom 14 lần và bắn rốc két để phá hủy. Với thiệt hại lớn nhất chính là trận đánh ngày 10 – 9 – 1972 đã làm gãy gục 3 nhịp, hư hại mất 4 trụ và phá hỏng 1.500m cầu. Ngay sau khi đế quốc Mỹ phải ngừng ném bom ở Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 1972, công nhân đường sắt đã bắt tay vào việc sửa chữa, cho tới ngày 11 – 02 – 1973 thì đường sắt và đường ô tô đã được thông.
Cầu Chương Dương và cầu Thăng Long cũng được hoàn thành vào năm 1985 giúp giảm tải một phần không nhỏ cho cầu Long Biên. Trải qua hơn một thế kỷ, cho đến nay cầu Long Biên hằng ngày vẫn đang phục vụ nhu cầu đi lại của người dân Hà Nội. Cây câu đã dần trở nên thân thuộc với những người sinh sống và làm việc tại Thủ Đô và vùng ngoại thành. Nhiều năm trở lại đây thì cầu Long Biên và bãi giữa Sông Hồng đã trở thành điểm du lịch Hà Nội của những du khách trong và ngoài nước. Cứ mỗi sáng sớm và buổi chiều tà thì từng đoàn khách với những quốc tịch khác nhau lại háo hức đi dạo trên lối đi dành cho người đi bộ, thích thú với việc ngắm nhìn những dòng xe chạy chầm chậm hay là ngắm nhìn và ghi lại những hình ảnh đầy thơ mộng trên cầu.
Hà Nội dự kiến xây dựng cầu Tứ Liên và cầu Trần Hưng Đạo bắc qua Sông Hồng bấy giờ . Khi mà hai cây cầu này hoàn thành thì Cầu Long Biên – biểu tượng của sự kiên cường, hiên ngang của Hà Nội trong suốt những năm tháng chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ sẽ “ thảnh thơi” hơn. Lúc đấy cây cầu hơn 100 tuổi này không còn chỉ là một điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nơi tổ chức nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn của Thủ Đô nữa.
Vẻ đẹp của cầu Long Biên
Cầu Long Biên – điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Hà Nội các bạn có biết rằng tại đây hằng năm đã đón tiếp bao nhiêu lượt khách du lịch, không dưới 20.00 người/1 năm. Cây cầu này không hề thua kém bất cứ danh lam thắng cảnh nào khác của Hà Nội.
Có không ít người cho rằng: Cây cầu không có gì thú vị. Nó đơn giản chỉ là một cây cầu giúp nối liền 2 bờ, được dùng để di chuyển từ nơi này đến nơi khác như bao cây cầu khác. Nhưng mà đặc biệt ở đây chính là cây cầu này rất được du khách quốc tế yêu thích. Họ thích những nét hoài cổ và lặng lẽ của Cầu Long Biên. Dù đã trải qua biết bao nhiêu biến cố và thăng trầm của cuộc đời, mặc dù đã bị tàn phá bởi bom đạn của chiến tranh thì cây cầu vẫn giữ được thần thái của mình. Đấy chính là sự uy nghi, hoành tráng cùng với sự kết hợp đầy tinh tế giữa Châu Âu và Châu Á.
Khi cây cầu được xây dựng thì người Pháp đã đặt ra thách thức lớn đấy chính là: Làm sao để cho cây cầu này không bao giờ bị lạc hậu. Họ đã mất hàng năm trời để xây dựng bản thiết kế của cây cầu. Quả là không sai, khi mà kiểu dáng của cầu Doumer thuộc vào tốp độc đáo nhất thế giới. Nó mang một hơi hưởng phương Tây, nhưng lại vô cùng thuận tiện ở môi trường Châu Á ( cụ thể hơn là ở Việt Nam ).
Mặc dù được xây theo kiến trúc Pháp nhưng cầu Long Biên không trở nên lạc lõng ở Việt Nam. Trái lại thì nó còn góp phần giúp tô điểm thêm cho Thủ Đô xinh đẹp. Hà Nội như bừng sáng hơn khi có cầu Long Biên. Đứng ở trên cầu thì bạn có thể nhìn thấy một khung cảnh nên thơ của Sông Hồng, cầu Chương Dương to lớn, hùng dũng hay là một thành phố nhỏ bé và mỹ lệ như Hà Nội.
Không khí ở trên cầu vô cùng mát mẻ và trong lành. Nhất là vào buổi tối khi mà ánh đèn đường rực sáng thì bạn sẽ thấy cây cầu trở nên lung linh, huyền bí đến nhường nào. Có nhiều lứa đôi yên nhau chọn cầu Long Biên là nơi chụp ảnh bởi tại đây chứa đựng những khung cảnh hoài cổ, bình yên khiến cho những bức hình thêm phần lung linh.
Các nhiếp ảnh gia thường lựa chọn vào lúc bình minh hay hoàng hôn để chụp ảnh. Bởi vì đây chính là hai khoảnh khắc đẹp nhất trên cầu. Mặt trời lúc ẩn lúc hiện, ánh sáng vừa đủ cùng những tia nắng hắt hiu xuyên qua không khí. Đây đúng là một cảnh tượng nên thơ và bạn sẽ có những bức ảnh để đời ở trên cầu.
Khi nhắc tới cầu Long Biên thì chúng ta có quá nhiều thứ để nói. Làm sao có thể tả hết vẻ đẹp, sức lôi cuốn của nó. Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử đầy huy hoàng của dân tộc ta. Đứng trên cầu bạn có thể cảm nhận được một luồng khí mới, một khung cảnh lịch sử như hiện ra trước mắt. Một Hà Nội xưa và nay đan xen, hòa quyện vào nhau trên cầu Long Biên. Vẻ đẹp của cây cầu có cái gì đó rất cổ kính, hoài niệm nhưng cũng không kém phần hiện đại và đầy tinh tế. Nói đúng hơn thì đây chính là một kiệt tác nghệ thuật theo năm tháng.
Chúc bạn tìm hiểu kiến thức vui vẻ nhé. Nếu muốn nhận thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích hãy kéo xuống phía dưới và để lại yêu cầu cho MPD bạn nhé!