Làm Thế Nào Để Trở Thành Người Thuyết  Trình Tự Tin

Làm Thế Nào Để Trở Thành Người Thuyết  Trình Tự Tin
Ngày đăng: 28/08/2021 03:53 PM

     

    Làm Thế Nào Để Trở Thành Người Thuyết  Trình Tự Tin

    Đối với nhiều người, việc thuyết trình trước đám đông như một cơn ác mộng kinh hoàng và nỗi sợ hãi này có thể cản trở con đường dẫn đến thành công của bạn. Dù bạn làm việc ở bất kì vị trí nào cho bất kỳ công ty nào thì kỹ năng thuyết trình hay trình bày ý tưởng là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Đặc biệt là trong quá trình hợp tác và đàm phán với các doanh nghiệp nước ngoài bằng ngoại ngữ là chuyện rất bình thường. 

    Vì vậy, bạn cần phải vượt qua những lo lắng trong thuyết trình để thăng tiến sự nghiệp. Nếu bạn cảm thấy những lời khuyên này thực sự chưa đủ để giúp bạn có tâm lý vững vàng hơn thì hãy tham khảo những bí quyết sau đây. 

    Tự tin đối diện thử thách và hình dung kết quả tốt đẹp

    Hầu như những người thuyết trình thường sợ mình sẽ phạm lỗi nào đó và bị người nghe cười nhạo. Đến cả những nhà diễn thuyết tài ba nhất trên thế giới cũng mắc lỗi khi nói nhưng họ không xem đó là trở ngại. Trên đời này không phải ai cũng tài giỏi, và không phải ai cũng là người hoàn hảo. Vì vậy mà nếu bạn lỡ nói sai hãy cứ xem đó như chuyện bình thường, phải thật bình tĩnh sửa lỗi và tiếp tục buổi thuyết trình và xem như không có chuyện gì xảy ra.

    Học cách thuyết trình tự tin

    Hiển nhiên, bạn sẽ không thể khiến 100% khán giả hưởng ứng theo những điều bạn đang nói. Khi bạn phạm phải sai lầm khi thuyết trình, có người sẽ cười nhạo bạn, có người tỏ vẻ không quan tâm tới nội dung bạn nói. Nhưng quan trọng hơn cả, sẽ có những khán giả thấy phấn khích và cho rằng bài thuyết trình của bạn rất ấn tượng. Do đó, vấn đề của bạn chính là phải lấy người ủng hộ bạn là mục tiêu và cố gắng biểu hiện thật tốt. Người thuyết trình giỏi là người không coi phạm lỗi là một vấn đề lớn. Họ xem đó là nguồn động lực lớn để phát triển, biến những sơ suất này thành một mục tiêu để phấn đấu hoàn thiện bản thân.

    Nếu bạn lo sợ khi thuyết trình trước đám đông và bạn hình dung ra trường hợp mình đang thuyết trình và vô tình quên mất mình định nói gì. Hãy ngừng đặt bản thân vào những suy nghĩ tiêu cực và khiến bản thân thấy tồi tệ hơn. Để loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực ấy bạn nên tập trung làm những việc khác như đi chơi, ca hát, thể thao.

    Ngoài ra, bạn hãy tưởng tượng thật tích cực rằng buổi diễn thuyết sẽ thành công rực rỡ, hiệu quả sẽ lan tỏa tới mọi người. Bạn cần bình tĩnh, nói lưu loát, lôi cuốn và bắt đầu bài thuyết trình thật hấp dẫn để lôi kéo người nghe. Khi bạn đã chuẩn bị bài thuyết trình với một tinh thần thoải mái cùng với những suy nghĩ tích cực, bạn sẽ có được kết quả tốt hơn.

    Tìm hiểu đối tượng khán giả tham gia chuẩn bị lời dẫn phù hợp

    Trước khi tham gia thuyết trình, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ về số lượng người tham gia, độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn của khán giả. Ngoài ra, tìm hiểu và đánh giá sơ bộ về sự am hiểu của khán giả đối với chủ đề mà bạn sắp trình bày cũng rất cần thiết. Cuối cùng, bạn hãy thử đặt mình vào vị trí của khán giả để thấu hiểu những gì mà khán giả mong muốn đạt được.  

    Bạn cần nhận thức được rằng mình sẽ thuyết trình với đối tượng người và hoàn cảnh nào? Đó là những khán giả chưa hề biết gì về chủ đề của mình hay sự kiện chuyên môn, nơi mà khán giả có sẵn nền tảng kiến thức về vấn đề? Bạn cần điều chỉnh nội dung thuyết trình sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của khán giả. Nội dung thuyết trình cần đảm bảo có đầy đủ thông tin cần thiết, bố cục trình bày rõ ràng và hình thức sinh động hấp dẫn. Hãy chú trọng vào những phần nội dung mới lạ mà khán giả chưa biết và đi lướt ở các nội dung đã quá quen thuộc. 

    Học cách thuyết trình tự tin 2

    Tương tự như vậy, bài thuyết trình cần được điều chỉnh theo cách khán giả nhìn nhận bạn với một vai trò hay vị trí nào. Nếu bạn đang là một chuyên gia giàu kinh nghiệm trong chủ đề mà bạn trình bày, phần trình bày của bạn nên có chiều sâu kiến thức và uy tín với thông tin hấp dẫn. 

    Lời dẫn là câu ngắn hoặc mệnh đề mạnh điều này sẽ lôi cuốn người nghe hơn. Trong nhiều trường hợp, lời dẫn đó có thể là một lời nhận xét hay bình luận của bạn đối với nội dung. Hoặc, đó cũng có thể chỉ là một câu hỏi mà bạn đặt ra cho khán giả trong phần thuyết trình nhằm thu hút sự chú ý. Điều quan trọng là bạn cần phải tạo ra những câu hỏi thực sự thú vị và thu hút để thuyết phục khán giả phải lắng nghe một cách chăm chú và tham gia trả lời. Thời điểm tốt nhất để lời dẫn nên xuất hiện là trong khoảng 30 giây đầu tiên của bài phát biểu.

    Ví dụ, “Cũng như bạn, tôi đã từng rất khó khăn trong việc sắp xếp thời gian. Hiện tại thì khối lượng công việc mà tôi có thể hoàn thành trong một ngày đã nhiều hơn những gì tôi có thể làm trong cả tuần”, hoặc “Khi bắt đầu bắt tay vào nghiên cứu, tôi đã tự hỏi bản thân mình làm thế nào để có thể đạt được những điều không thể?”

    Dành thời gian chuẩn bị thật kỹ đề tài và giọng điệu khi thuyết trình

    Thay vì lo lắng và sợ hãi thì bạn hãy nên tập trung vào đề tài mà mình sắp thuyết. Nếu có thể, hãy chọn những chủ đề mà bạn hiểu rõ hoặc thuộc sở trường của bạn. Nếu bạn biết lồng ghép vào đó những câu nói hài hước, vui nhộn thì ngay cả những số liệu khô khan, cứng nhắc cũng trở nên sinh động hơn bao giờ hết.

    Bạn có thể xem ngữ âm thuyết trình như là phần “hồn” của bài thuyết trình và là cầu nối để bạn đến gần hơn với khán giả. Bên cạnh đó, bạn cũng cần dựa vào chất giọng cũng như tính cách của mình để sử dụng giọng điệu tự nhiên và phù hợp nhất với bản thân. Nếu chủ đề của bạn về những vấn đề mang tính chất hội nghị, trang trọng, bạn nên dùng giọng nghiêm nghị. Hoặc, bạn sẽ chọn giọng vui tươi và thoải mái hơn cho phần phát biểu tại các bữa tiệc liên hoan.

    Học cách thuyết trình tự tin 3

    Điều quan trọng nhất là bạn hãy thể hiện bản sắc riêng của bạn! Chú ý rằng bạn không nên dùng một giọng điệu cho cả bài phát biểu. Bạn có thể sử dụng một cách thuyết trình với ngữ âm đối lập, ở phần đầu sẽ phát biểu bằng giọng nghiêm túc nhưng khi chuyển nội dung hay kết thúc, bạn có thể sử dụng một đoạn tương tác hài hước. Trong trường hợp này, bạn phải linh hoạt trong cách điều chỉnh giọng điệu theo nội dung và kịch bản của bài thuyết trình.

    Lên dàn ý chi tiết cho phần thuyết trình

    Nhiều người cảm thấy rằng việc lập dàn ý có thể giúp họ sắp xếp những suy nghĩ lộn xộn và tạo ra phần phát biểu mạch lạc. Trước tiên, bạn sẽ lên một dàn ý bao gồm tên hoặc nội dung chính mà bạn định thuyết trình. Sau đó, bạn đưa thêm các nội dung như chào hỏi, giới thiệu sơ lược về nội dung mà bạn muốn nói. Tiếp theo, bạn liệt kê ra các vấn đề theo dạng luận điểm và dùng các dẫn chứng chính để chứng minh cho luận điểm. Cuối cùng, bạn khái quát lại nội dung thuyết trình, chia sẻ cảm nhận, lời cảm ơn hay kêu gọi hành động ở phần kết luận. Trong một bài thuyết trình, người nói thường phải trình bày khoảng từ 3-5 điểm chính để tránh bị bỏ sót hay nội dung lan man. Tránh cung cấp quá nhiều thông tin hay những con số gây nhiễu khiến người nghe quá tải.

    Học cách thuyết trình tự tin 4

    Sau khi lập dàn ý chung cho bài nói, bạn nên ghi chú thêm các nội dung cần lưu ý khi thuyết trình. Tất cả những điều bạn muốn nói dưới mỗi điểm chính các phần như ví dụ minh hoạ, thống kê hoặc các chia sẻ cá nhân của bạn. Người nói không cần viết câu đầy đủ. Hãy take note những từ khóa giúp bạn gợi nhớ nội dung cần nói. Tôi sẽ gợi ý cho bạn cho bài phát biểu: “Trong buổi triển lãm mới này, tiểu sử và đam mê màu sắc của người nghệ sĩ sẽ có thể được kết hợp nhằm tái tạo một thế giới mà người xem dường như có thể chạm vào”.

    Luyện tập thuyết trình hằng ngày bằng cách thuyết trình trước gương

    Nếu không thể luyện tập thường xuyên, bạn sẽ không bao giờ có thể tự tin để thuyết trình trước đám đông. Những nhà diễn thuyết tài ba nhất cũng từng có nỗi sợ hãi, lo lắng giống như bạn bây giờ. Nhưng nhờ luyện tập thường xuyên đều đặn nên họ đã có thể vượt qua. Bạn có thể tham gia vào những lớp đào tạo luyện kỹ năng giao tiếp, qua đó, bạn sẽ cảm thấy tự tin và thoải mái hơn rất nhiều khi thuyết trình trước đám đông.

    Học cách thuyết trình tự tin 5

    Cuối cùng, hãy dành thời gian đầy đủ để nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc và tránh xa các chất gây kích thích. Nhiều người thường nghĩ các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê có thể khiến bạn tỉnh táo hơn nhưng thực sự không phải vậy. Bạn hãy đi ngủ sớm và dành ra thời gian để chăm lo cho ngoại hình của mình trước khi bắt đầu bài thuyết trình. Nếu sắp đến giờ thuyết trình mà bạn vẫn thấy lo lắng, bồn chồn, bạn nên tìm một nơi thoáng đãng hơn để tĩnh tâm thay vì cứ ngồi yên một chỗ và lo lắng.  Khi đó, bạn có thể sẽ tập trung tinh thần hơn và nhận được kết quả mà bạn mong muốn và thành công sẽ đến với bạn.

    Có một sự thật là bạn không nên cảm thấy sợ hãi trước khi thuyết trình. Bạn có thể giảm bớt căng thẳng bằng việc tập thuyết trình trước gương. Hãy thử trình bày nội dung của bạn một cách dõng dạc và tự tin khi đứng trước gương. Như vậy, bạn hoàn toàn có thể quan sát bản thân để tự điều chỉnh tư thế, cử chỉ và cả điệu bộ khi thuyết trình

    Ghi chú những từ khóa và dự liệu những câu hỏi khó

    Bạn nên chuẩn bị ghi chú những nội dung mà mình định nói để giúp bạn nhớ và tránh bỏ sót nội dung khi thuyết trình. Cách tốt nhất là bạn nên viết những điểm chính để có thể nhìn nhanh vào nội dung khi cần.

    Bạn cũng có thể viết một vài từ khóa chính để nhớ ý tưởng quan trọng mà bạn không thể bỏ sót.

    Đừng viết nguyên một câu dài vì việc này thường khiến bạn bối rối. Bạn có thể sử dụng giấy nhớ hoặc in ra nội dung thuyết trình để tiện cho việc ghi chép các phần lưu ý một cách tốt nhất. 

    Học cách thuyết trình tự tin 6

    Một mẹo nhỏ khác dành cho bạn chính là tưởng tượng và dự đoán được những vấn đề mà khán giả có thể sẽ hỏi sẽ hỏi. Suy nghĩ kỹ và thử tìm cách để trả lời có thể giúp bạn linh hoạt hơn rất nhiều. Đây là cách đảm bảo rằng khán giả sẽ nhận được những gì họ mong muốn từ bài thuyết trình. Bên cạnh đó, bạn cũng không cảm thấy quá ngỡ ngàng trong phần trả lời câu hỏi của khán giả.

    Xem xét lại đối tượng khán giả một lần nữa. Bạn nên xem xét xem họ mong muốn điều gì từ bài diễn thuyết của bạn? Mức độ hiểu biết của họ trong lĩnh vực này ra sao? Hãy dùng những gợi ý này để dự đoán các câu hỏi của khán giả.

    Tương tác với khán giả và sử dụng body language khi thuyết trình.

    Đây là một cách hay để bạn tương tác với khán giả, nhận xét phản ứng của họ và đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng sẽ phần nào biết được khán giả thực sự mong đợi nhận được những thông tin và giá trị nào từ phần trình bày của bạn. Cuối cùng, khán giả sẽ cảm thấy gần gũi và có thiện cảm với bạn hơn khi bạn đưa ra các thông tin đúng đắn, thực tế. .

    -Đứng ở cửa chính và chào đón mọi người đến buổi diễn thuyết.

    -Giới thiệu bản thân mình với khán giả trong khi họ đang tìm chỗ ngồi.

    -Nếu bạn ngồi cùng khán giả ở hàng ghế thì trước khi thuyết trình, hãy trò chuyện với mọi người về một số vấn đề liên quan tới bài thuyết trình

    Học cách thuyết trình tự tin 7

    Khi thuyết trình hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Đó có thể là động tác tay chân nhẹ nhàng, biểu đạt theo câu nói có chủ ý và cả cách bạn di chuyển trên sân khấu. Ví dụ, khi giới thiệu quan điểm hay đưa ra nội dung mà bạn sắp trình bày, hãy đưa hai bàn tay lên ngang ngực mình. Và khi muốn nhấn mạnh bất cứ một điểm nào đó, hãy nắm hai bàn tay lại để thể hiện sự khẳng định. Sử dụng những cử chỉ hay ánh mắt để kết nối người nghe với bài thuyết trình của bạn một cách tốt nhất. 

    Nhiều người thường dễ mất tập trung khi nghe những gì người khác đang nói bởi họ phải chờ đợi trong một thời gian khá dài. Những câu chuyện, đặc biệt là chuyện cá nhân và câu nói đùa thường sẽ thu hút sự chú ý đặc biệt từ khán giả và khiến cho phần trình bày của bạn trở nên thú vị hơn rất nhiều.

    Ngoài ra, nó giúp cho khán giả có thể đồng cảm với bạn nhiều hơn, tạo nên một hiệu ứng tâm lý khá tốt. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng những lời nói mang tính chất khiêu khích hoặc thiếu tôn trọng. Khán giả thích nghe những câu chuyện thực tế của cá nhân người diễn thuyết! Đây là một trong những phần nội dung đặc biệt tạo nên tính khác biệt, làm tăng tính tương tác và thu hút sự chú ý của khán giả.

    Chỉn chu quần áo, đầu tóc và make up phù hợp

    Hãy dành một khoảng thời gian nhất định cho việc chăm sóc bản thân: Gọn gàng sạch sẽ và chăm sóc vẻ bề ngoài để mình trông đẹp hơn khi xuất hiện trước mặt mọi người. Bạn không cần tốn quá nhiều tiền để mua thật nhiều quần áo, váy vóc mà chỉ cần chọn một bộ đồ sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp với bản thân để tự tin thuyết trình trước đám đông.

    Vẻ bề ngoài gọn gàng, lịch sự cùng với một tâm thế tốt, một quãng thời gian chuẩn bị đủ lâu sẽ khiến bạn càng thêm tự tin. Nhiều bạn luôn cho rằng “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” luôn tự mình bao biện rằng nếu vẻ ngoài có đẹp có vừa mắt đến đâu mà nội dung bài thuyết trình sơ sài, ảm đạm thì khán giả cũng chẳng muốn nghe. Tuy nhiên nếu bạn có thể chuẩn bị một bề ngoài hoàn hảo nhất thì người đối diện đã có cảm tình với bạn hơn rất nhiều rồi.

    Học cách thuyết trình tự tin 8

    Bài viết trên đây đã chia sẻ đến quý bạn đọc cách rèn luyện sự tự tin khi thuyết trình trước đám đông. Hy vọng rằng bài viết trên đây đã cung cấp được những bí quyết hữu ích đến quý bạn đọc. Bạn hãy nhớ rằng mọi việc dù khó khăn đến đâu cũng sẽ có cách giải quyết, sự tự tin hoàn toàn có thể được rèn luyện qua thời gian. Hãy cố gắng cải thiện và rèn luyện bản thân và thành công nhất định sẽ đến với bạn.

    >>>Xem Thêm : Cách để có thể tự tin hơn

      Yêu cầu / góp ý với chúng tôi
      Vui lòng nhập Tên cá nhân/ công ty
      Vui lòng nhập Số điện thoại
      Vui lòng nhập email
      Vui lòng nhập nội dung