Văn Miếu Quốc Tử Giám-Ngôi Trường Đại Học Đầu Tiên Tại Hà Nội

Văn Miếu Quốc Tử Giám-Ngôi Trường Đại Học Đầu Tiên Tại Hà Nội
Ngày đăng: 28/08/2021 07:27 PM

    Văn Miếu ngôi trường đại học đầu tiên tại Hà Nội

    Văn miếu với tên gọi là Văn Miếu Quốc Tử Giám được biết đến là trường đại học đầu tiên tại Hà Nội và đây cũng chính là trường đại học đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á. Được xây dựng tại kinh thành Thăng Long ngày xưa, và đây cũng chính là nơi hội tụ của những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc.

    Văn Miếu được xây dựng vài năm 1070 đời vua Lý Thánh Tông đây là nơi thờ các thánh hiền đạo nho như Khổng Tử, Mạnh Tử… Vào năm 1076 thì Lý Nhân Tông mới lập thêm Quốc Tử Giám ở phía sau, bắt đầu là nơi học của các hoàng tử về sau mở rộng và thu nhận thêm cả những học trò giỏi ở trong thiên hạ.

    Cho tới đời Vua Trần Minh Tông ( 1314 – 1329 ) nhà giáo Chu Văn An đã được cử làm quan Quốc Tử Giám Tư Nghiệp ( hiệu trưởng ) và cũng chính là thầy dạy trực tiếp cho các hoàng tử. Vào năm 1370, sau khi ông mất, vua Trần Nghệ Tông đã cho thờ ở Văn Miếu và ngay bên cạnh Khổng Tử.

    Du lịch văn miếu Quốc tử Giám

    Điểm nổi bật của Văn Miếu

    Văn Miếu Quốc Tử Giám được xem là địa điểm du lịch Hà Nội thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Đây không chỉ là nhân chứng lịch sử ngàn năm của thủ đô Hà Nội  mà Quốc Tử Giám còn là cái nôi ‘ khai sinh “ ra rất nhiều nhân tài tuấn kiệt cho đất nước chúng ta thời đó. Cùng theo chân khách du lịch đến thăm Hà Nội để khám phá những điểm nổi bật của Văn Miếu.

    Được thành lập vào năm 1070 nhằm tôn vinh Khổng Tử, ngôi đền là nơi dành riêng cho khoa học và văn học, những thứ được đánh giá cao ở Việt Nam cho tới ngày nay.

    Sáu năm sau ngày thành lập, Trường Quốc Tử Giám được thành lập trong chùa. Là trường đại học đầu tiên của đất nước này đã dạy cho con trai của giới quý tộc các giá trị của Nho giáo và đào tạo để họ trở thành công chức. Không những thế mà trường cũng kết nạp những đứa trẻ xuất từ những người bính dần. Từ năm 1443 – 1778, thì các kỳ thi quốc gia đã được tổ chức ở đây 3 năm một lần, trao quyền tham gia bộ máy hành chính. Vua Gia Long dời cơ sở đào tạo về kinh đô mới Huế vào năm 1802.

    Mặc dù là ngôi chùa đã được trùng tu lại nhiều lần nhưng với thiết kế cũ thì phần lớn vẫn còn nguyên vẹn. Văn Miếu là một trong những ví dụ điển hình về kiến trúc truyền thống của Việt Nam.

    Du lịch văn miếu Quốc tử Giám 2

    Cổng vào nằm ngay trên đường Quốc Tử Giám. Cổng chính của Văn Miếu Môn dẫn vào khu đất rộng 2,5 ha. Khu phức hợp bao gồm năm sân, ngăn cách với nhau bởi các bức tường. Hai sân đầu tiên không có cao ốc. Phía trên cổng giữa sân thứ hai và thứ ba là Khuê Văn Các bằng gỗ rất đẹp. Trong gian hàng này , các học giả ngâm thơ và đọc văn học. Cấu trúc đẹp như tranh vẽ nhằm thu hút các nhiếp ảnh gia và những người vẽ tranh minh họa.

    Sân thứ ba có một cái ao ở trung tâm, là Thiên Quang Tinh ( nguồn ánh sáng thiên đường ). Có tất cả 41 tấm bia ở hai bên vườn, trên lưng có một con rùa đá. Đây chính là những đài tưởng niệm nhằm vinh danh những người đã đỗ đạt ở trong các kỳ thi quốc gia. Có 82 tấm bia ghi tên tuổi, nơi sinh, cùng với công trạng của 1306 vị Tiến sĩ, Hoàng đế Lê Thánh Tông bắt đầu dựng những bia đá tưởng niệm này vào năm 1484, giúp nâng cao uy tín của tầng lớp nho sĩ.

    Việc xoa đầu rừa vào trước những kỳ thi chính là điều may mắn đối với học sinh, nhưng để có thể bảo tồn rùa thì ngày nay học sinh cũng như tất cả mọi người đều bị cấm chạm vào chúng.

    Trong sân thứ tư đó chính là chính điện có tướng Khổng Tử và bốn vị đế tử tâm huyết nhất của ông. Thư viện từng được nằm trên tòa án cuối cùng, nhưng nó đã bị phá hủy.

    Du lịch văn miếu Quốc tử Giám 3 

    Quốc Tử Giám- Ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam

    Quốc Tử Giám được xây dựng vào năm 1076 dưới thời của vua Lý Nhân Tông. Có thể nói thời Lý là giai đoạn giáo dục của Việt Nam phát triển nhất trong các thời đại vua chúa phong kiến và công trình Quốc Tử Giám chính là một minh chứng rõ nét nhất cho quyết tâm năng cao về học thức của vua Lý Nhân Tông.

    Đây chính là công trình xây lên để nhằm cổ vũ tinh thần hiếu học của nhân dân nhằm tìm kiếm nhân tài phục vụ cho đất nước. Sau khi đã xây dựng xong thì việc học tập ở Quốc Tử Giám được bắt đầu vào năm 1076.

    Giám sinh Quốc Tử Giám (còn được gọi là học trò) đây là những sĩ tử đã đỗ đạt kỳ thi Hương và đã vượt qua kỳ kiểm tra Bộ Lễ, được vào Quốc Tử Gián để học tập, nghe giảng, làm văn để chuẩn bị cho kỳ thi Hội, thi Đình. Rất nhiều học giả nổi tiếng góp nhiều công lớn cho triều đình đã học tập tại Quốc Tử Giám.

    Nhà thái học ngày nay trong khu Văn Miếu Quốc Tử Giám là để các giám sinh học tập, bình văn học. Đây cũng chính là ngôi trường đại học quốc gia đầu tiên của Việt Nam, nơi sản sinh ra nhiều hiền tài cho đất nước.

    Kiến trúc của Văn Miếu Quốc Tử Giám có gì độc đáo

    Văn Miếu chính là một địa điểm du lịch nổi bật ở Hà Nội, nằm ngay phía nam hoàng thành Thăng Long, có diện tích rộng tới 55.027m2, được chia làm 5 khu vực riêng biệt nhau. Tổng thể kiến trúc của Văn Miếu Quốc Tử Giám từ cửa vào là cổng Văn Miếu, Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, Đại Thành và nhà Thái Học.

    Khu vực thứ nhất là từ cổng chính văn miếu cho đến cổng Đại Trung Môn. Ở hai bên trái phải của Đại Trung Môn có 2 cửa nhỏ, ở phía bên trái là cửa Thành Đức  trở thành người có đức , bên phải gọi là cửa Đạt tài tức là trở thành những người có tài.

    Cổng Đại Trung Môn được xây dựng theo kiến trúc 3 gian ở trên nền gạch cao, mái lợp ngói, ở giữa có treo 1 tấm biển nhỏ để 3 chữ Đại Trung Môn.

    Khu vực thứ hai từ Đại Trung Môn đến Khuê Văn Các – đây là một công trình kiến trúc biểu tượng cho nền văn chương và giáo dục của Việt Nam. Khuê Văn Các được xây dựng vào năm 1805 với kiến trúc gỗ và lấy hình ảnh từ ngôi sao khuê tỏa sáng.

    Để có thể lột tả rõ nhất về hình ảnh ngôi sao khuê soi chiếu thì 4 mặt Khuê Văn các đã tạo hình 4 cửa sổ tròn với những con tiện tạo ra tứ phái giống như mặt trời rực rỡ.

    Khu vực thứ ba gồm có giếng nước hình vuông Thiên Quang rộng lớn tạo nên một không gian thủy mộc làm hài hòa cho tổng thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám cùng với 2 hàng bia tiến sĩ ghi danh các sĩ tử đã đỗ đạt.

    Mỗi hàng có 41 bia, bia đá được đặt trên một con rùa tượng trưng cho sự bất tử, bất diệt. 82 tấm bia đá là tượng trưng cho những người từng đỗ đạt thành danh ở Quốc Tử Giám, đây là hiện vật có giá trị nhất nhằm tượng trưng cho nền văn hóa hiếu học của con người Việt Nam qua 82 khoa thi cử.

    Du lịch văn miếu Quốc tử Giám 4

    Ý nghĩa của Khuê Văn Các và Hồ Thiên Quang

    Theo quan niệm của những người xưa thì kiến trúc của Khuê Văn Các được xây dựng theo thuyết âm dương. Bao gồm 8 mái là bát quái, thêm một nóc ở trên tức là 9, là số cửu trù. Theo quan niệm thời xưa thì các con số 1,3,5,7,9 thuộc về dương, Văn Khuê Các có con số  9 thuộc về cực dương, tượng trưng cho mặt trời.

    Giếng Thiên Quang có hình vuông nhằm tượng trưng cho mặt đất, còn Khuê Văn Các tượng trưng cho mặt trời, đây cũng là ý nói Quốc Tử Giám chính là nơi tập trung, hội tụ những tinh hoa của đất trời.

    Khu vực thứ tư chính là khu trung tâm, phía ngoài là Bãi Đường còn phía trong là Thượng Cung.

    Khu vực thứ năm chính là Đền Khải Thánh thờ bố mẹ của Khổng Tử và nhà Thái Học, đào tạo ra các nhân tài cho triều đình.

     Du lịch văn miếu Quốc tử Giám 5

    Tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám

    Văn Miếu nằm ở ngay trung tâm thành phố Hà Nội, tại số 58 Quốc Tử Giám. Những du khách đi du lịch Hà Nội muốn tới tham quan Văn Miếu thì rất dễ dàng có thể di chuyển bằng taxi hay xe buýt…, chỉ mất khoảng 10 phút di chuyển.

    Khuôn viên của Văn Miếu Quốc Tử Giám rộng lớn, được chia thành 5 khu vực kết nối với nhau qua trục đường thần đạo nối từ đầu cho tới cuối khuôn viên. Đi theo con đường thần đạo thì du khách có thể khám phá hết tất cả các công trình vô cùng độc đáo của Văn Miếu.

    Cửa vào Văn Miếu nằm ngay cổng Tam Quan, tiến thẳng vào cổng Tam Quan chính là khu nhập đạo, du khách tiếp tục đi thẳng vào sẽ tới được cổng thứ 2, được gọi là Đại Trung Môn. Sau khi tham quan xong Đại Trung Môn thì các bạn tiếp tục đi thẳng sẽ tới Khuê Văn Các – đây chính là một công trình biểu tượng của Văn Miếu.

    Với ý nghĩa tượng trưng cho sự phát triển của nền giáo dục, Khuê Văn Các chính là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch tới tham quan. Khi đi vào Khuê Văn Các thì các bán sẽ được nhìn thấy 2 cổng nhỏ đó là Bí Văn và Súc Văn. Hai cửa nhở này và gác của Khuê VĂn các đều có thể dẫn các bạn tới một địa điểm tham quan duy nhất đó chính là Giếng Thiên Quang và khu vực bia tiến sĩ.

    Đây cũng là một khu vực khá rộng lớn , lấy giếng Thiên Quang làm trung tâm, hai bên chính là khu nhà để bia tiến sĩ, mỗi bên có 41 tấm bia được dựng thành 2 hàng ngang quay theo hướng giếng Thiên Quang.

    Sau khi tới tham quan khu vực thứ 3, thì các bạn phải bước qua cửa Đại Thành thì mới có thể tới được khu vực chính của khu di tích Quốc Tử Giám, tên là Đại Bái Đường. Sau Đại Bái Đường chính là tòa Thượng Điện kín đáo hơn thờ các vị Tổ Đạo Nho. Gian ở giữa là thờ Khổng Tử, bên trái là thờ Tăng Tử và Mạnh Tử, bên phải thờ Nhan Tử và Tử Tư. Đây là khu vực thờ phục nên khi đến tham quan thì các bạn cần phải giữ im lặng.

    Ở cuối con đường chính là Đền Khải Thánh, xưa vốn là Quốc Tử Giám bao gồm giảng đường, thư viện và trạm xá. Khi xưa đây cũng chính là nơi giảng bài cho các giám sinh, nơi này chính là nơi đặt tượng thờ của 3 vị vua nhà Lý và Tu Nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An.

    Quốc Tử Giám luôn là biểu tượng vượt thời gian của thủ đô Hà Nội. Bài viết trên đây nhằm giới thiệu khái quát về Văn Miếu Quốc Tử Giám, các bạn sẽ có thêm thật nhiều hiểu biết và những khám phá về địa danh gắn với thủ đô ngàn năm lịch sử này. 

     

    Chúc bạn tìm hiểu kiến thức vui vẻ nhé. Nếu muốn nhận thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích hãy kéo xuống phía dưới và để lại yêu cầu cho MPD bạn nhé! 

      Yêu cầu / góp ý với chúng tôi
      Vui lòng nhập Tên cá nhân/ công ty
      Vui lòng nhập Số điện thoại
      Vui lòng nhập email
      Vui lòng nhập nội dung